Nẻo về văn hóa văn minh Việt Nam - P4

Quan hệ giao lưu tiếp biến văn hóa Chăm-Việt. Kể từ năm 1069 khi vua Chăm Rudravarman nhường cho Đại Việt phần đất phía Bắc của vùng Ulik-Indrapura (trở thành ba hâu Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính) cho đến năm 1692 khi Đại Việt bắt đầu làm chủ vùng đất Panduranga Champa (sau này trở thành Ninh Thuận, Bình Thuận), người Chăm và người Việt đã chung sống với nhau lâu dài trong nhiều thế kỷ, và lẽ tất nhiên giao lưu tiếp biến văn hóa Chăm-Việt đã diễn ra một cách tốt đẹp. Hàng trăm tiếng Chăm đã gia nhập vào phương ngữ và địa danh của xứ Huế và xứ Quảng : ni, nớ, mô, tê, ri, răng, rứa, nậu, sông Ô Lâu, bến đò Ka Kút, Sình, Sịa, Nong, Truồi, Hiên, Giằng, Trà Kú, Thốc Lốc... (Gerard Moussay, Dictionnaire Cam-VietnamienFrançais, 1971 ; Hoàng Thị Châu, Tiếng Việt trên các miền đất nước