KỸ THUẬT SINH HỌC PHÂN TỬ VÀ BỆNH VIÊM NÃO XỐP Ở BÒ

Sciences et Avenir (9) 2000, p. 9. Nguyễn Tấn Anh (dịch).
Tin nhanh KH - KT - TT - Viện Chăn Nuôi 2/2001

Có thể phát hiện bệnh này ở người hay không?

Cho đến bây giờ, bằng các quan sát thông thường, người ta không phát hiện được người bệnh từ những triệu chứng đầu tiên (bại liệt, giảm sút về trí tuệ, v.v...). Tại Anh đã kiểm nghiệm hơn 20.000 mẫu mô lấy từ amiđan hoặc ruột thừa được bảo quản trong phòng thí ngiệm nhiều năm sau khi cắt bỏ. So với những cơ quan khác trong cơ thể, những bộ phận này có nhiều khả năng là các tác nhân mang mầm bệnh. Ngày nay, trong mọi trường hợp, người ta không lặp lại phương pháp kiểm nghiệm này.

Các nhà khoa học Anh, Pháp và Mỹ cho rằng liệu máu người có phải là tác nhân mang những dấu vết sinh học của mầm bệnh?. Nếu đúng như vậy, việc tổ chức một chiến dịch rộng lớn để kiểm tra máu sẽ dễ dàng hơn nhiều. Nhưng cho đến nay, một vấn đề còn nan giải là khi đã phát hiện được người mắc bệnh, lại không có phương pháp điều trị. Thật là đau đầu cho Y học!

Có cấm tiêu thụ ruột bò hay không?

Người ta biết rằng trong pha ủ, prion(*) tập trung tại một bộ phận của ruột, thường là hồi tràng giữa. Qua thí nghiệm, người ta nhận thấy giai đoạn này bắt đầu từ tháng thứ 4 (hoặc thứ 8) và kết thúc vào tháng thứ 34 sau ngày bị nhiễm bệnh. Sẽ cấm sử dụng ruột bò để sản xuất thịt ướp, lạp xường, xúc xích theo cách cổ truyền. Một số bộ phận của bò được huỷ bỏ sau khi giết mổ, như não, tuyến ức, đôi mắt hoặc tuỷ sống. Thịt bắp, cấu thành chính của bíp-tết, hình như không mang mầm lây nhiễm.

(*) Prion: phần tử protein bị nhiễm bệnh có khả năng tái bản mà không cần bất cứ một thông tin di truyền nào - ND.

Nấu chín thịt liệu có khử được hoạt tính của prion không?

Người ta biết rằng trong phòng thí nghiệm, có thể làm giảm thấp khả năng lây nhiễm của prion bằng cách duy trì nhiệt độ 1330C trong vòng 20 phút với áp suất 3 bar. Nhưng nếu một mẩu thịt bò đã bị nhiễm bệnh thì chưa có phương pháp nào tẩy bỏ được prion để làm cho mẩu thịt đó có thể ăn được một cách an toàn.

Bò và Cừu có thể lây bệnh cho nhau không?

Người ta không biết liệu bệnh bò điên có lây từ bò sang cừu hoặc lây ngược lại hay không?

Từ thế kỷ XVIII, người biết một cách đơn giản rằng cừu là đối tượng của chứng bệnh "rung giật", một dạng của chứng viêm não thể xốp. Giả sử chứng viêm não thể xốp không có khả năng lây truyền cho con người, thì giữa chứng bệnh này với chứng bệnh bò điên có nhiều điểm giống nhau. Vì vậy mà một số nhà khoa học nghi ngờ có mối liên hệ trực tiếp giữa 2 dạng này khi xem xét hiện tượng nhiễm bệnh của bò qua việc tiêu thụ thịt cừu đã bị bệnh rung giật.

Mới đây, Stanley Prusiner (giải Nobel về phát minh prion) đã tuyên bố rằng: "những công trình nghiên cứu gần đây về bệnh bò điên cho thấy bệnh này sẽ trở thành dịch trong những đàn cừu của nước Anh.

Theo một nhà nghiên cứu khác - Emanuel Vanopdenbosch, người Bỉ, cũng nghiên cứu về bệnh bò điên - đã cho bệnh cừu điên là một quả bom nổ chậm không được tháo kíp. Những nghiên cứu vào cuối năm 2000 và trong năm 2001 tiến hành trên chuột sẽ cho phép giải quyết dứt khoát mối liên hệ giữa chứng rung giật của cừu với chứng viêm não thể xốp ở bò (bò điên)./.