Thời vua chúa lúc dân ta chưa biết Tây lịch, để xác định thời gian cho một dữ kiện đã xãy ra, dân ta dùng niên hiệu của ông vua đương thời.
Niên hiệu : Khi một ông vua lên ngôi đều tự lấy cho mình một niên hiệu để đánh dấu cái giai đoạn mà mình trị vì và tất cả những dữ kiện xảy ra sẽ được ghi lại so với cái niên hiệu của mình. Thí dụ người ta nói "Tự Ðức năm thứ 2", "Minh Mạng năm thứ 6", .... (thay vì năm 1848, năm 1825, ...) Với cách ghi thời gian kiểu nầy thì có cái lợi là biết câu chuyện đó xảy ra dưới thời vua nào nhưng cái bất lợi là khó mà biết được cái nào xảy ra trước cái nào xảy ra sau nếu không giỏi sử học.
Miếu hiệu : Tên hiệu của ông vua đã chết. Khi một ông vua đã mất, ông vua sau lên kế vị và đặt miếu hiệu cho vị vua trước như là phong chức tước hay tôn vinh người quá cố. Ví dụ, miếu hiệu của vua Gia Long là Thế Tổ, miếu hiệu vua Minh Mạng là Thánh Tổ. Dĩ nhiên có nhiều ông vua không có miếu hiệu.
Tên Húy: Tên thật do cha mẹ đặt khi mới sanh, một người có thể có nhiều tên húy, thường được người ta kiêng không gọi đến. Ví dụ tên húy của vua Minh Mạng là Ðảm (Nguyễn Phúc Ðảm), tên húy của vua Tự Ðức là Hồng Nhậm (Nguyễn Phúc Hồng Nhậm). Xưa người mình thường hay kỵ húy, kiêng, tránh không được nhắc đến tên. Ví dụ vua Minh Mạng có bà phi tên là Hồ Thị Hoa. Vì kỵ húy bà nên cầu Hoa ở Sài Gòn đã được đổi tên lại là cầu Bông.
Xin lỗi bạn không thể down load tài liệu này. Bạn có thể xem tài liệu trực tuyến trên website hoặc liên hệ thư viện trường để được hướng dẫn. Cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn vui lòng tham khảo thỏa thuận sử dụng của thư viện số.