Luật kinh tế

Xử lý tài sản thế chấp vốn dĩ là công việc có tính phức tạp bởi nó có thể liên quan đến lợi ích của nhiều chủ thể cần phải được bảo vệ tại thời điểm mà bên có nghĩa vụ đã vi phạm nghĩa vụ. Đặc biệt khi nhu cầu xử lý tài sản thế chấp lại có sự xung đột với nhu cầu cần tổ chức lại hoạt động của bên có nghĩa vụ phải trả nợ là một chủ thể có nguy cơ phá sản hoặc có sự xung đột về thứ tự ưu tiên thanh toán giữa bên nhận thế chấp với các chủ thể khác cùng có quyền lợi đối với bên thế chấp khi giải quyết thủ tục phá sản. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ đi vào phân tích đặc trưng và mối quan hệ giữa các quy định về xử lý tài sản thế chấp với pháp luật về phá sản trong trường hợp con nợ không thể trả được nợ. Trên cơ sở đó, đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật để bảo vệ tốt nhất lợi ích của các chủ thể có liên quan, qua đó thúc đẩy các giao dịch dân sự thương mại phát triển một cách an toàn và lành mạnh.